Thâm mụn – Nguyên nhân và cách điều trị

“Thu đi để lại lá vàng

Mụn đi để lại muôn vàn vết thâm”

Hết nỗi lo mụn thì thâm mụn cũng là vấn đề vô cùng đau đầu với những người có làn da nhạy cảm. Cùng LUALA tìm hiểu về thâm mụn và cách điều trị nhé. 

1/ Các nguyễn nhân gây thâm mụn

  • Thâm do còn máu độc: với trường hợp này, cách nhận biết là khi bạn rờ lên nốt thâm, cấu trúc da tại vùng mụn lỏng lẻo, như kiểu bên trong rỗng hoặc có nước, mụn thâm đen một vùng rõ ràng. Với thâm này, dù bạn có đẩy C hay các hoạt chất làm trắng cũng thừa, bạn nên peel nhẹ hoặc xài BHA, Retinol để đầu mụn hở, khi đó lấy được máu độc ra hết. Nếu bạn không tin vào khả năng lấy mụn không gây viêm, nên đi spa để chích hết máu độc này. Thâm mụn chỉ hết khi máu độc được lấy hết, sau đó dùng kem có khả năng phục hồi collagen, kết hợp ngừa khuẩn để mau lành vết thương và giảm thâm từ từ. Thâm mụn này là lâu trị nhất, bạn nên phòng tránh ngay từ đầu bằng cách KHÔNG nặn mụn khi mụn chưa chín, nên chọn spa uy tín để tránh xót máu độc, luôn nặn hết máu cho đến khi máu loãng dần và xuất hiện kèm huyết tương.
  • Thâm do tổn thương mụn: khi mụn gây tổn thương sâu, vùng da này sẽ bị tăng sinh hắc tố (melanin) theo cơ chế tự nhiên để bảo vệ vùng da mới phục hồi khỏi tác hại của ánh nắng, tuỳ vào độ tổn thương của da mà nốt viêm nhiều hay ít, sâu hay nông. Giống như nám, độ sâu của nốt mụn sẽ khiến mụn thâm lâu hay không do vậy muốn gỉam thâm da cần đẩy thâm từ từ, cách chưa trị tương tự với trị nám, có điều thâm mụn không có chân như nám nên cải thiện và hết được. Các tốt nhất giảm thâm mụn do tổn thương gồm: hạn chế tổn thương bằng điều trị mụn đúng cách, ức chế hắc sắc tố sản sinh bằng các thành phần như vitamin C, Niacinamide (B3)…, phục hồi da sau tổn thương để nốt mụn nhanh phục hồi ((Mình sẽ có bài viết chi tiết hơn về vấn đề này), đồng thời loại bỏ các tế bào da bị thâm bằng cách tẩy tế bào chết và tái tạo da (peel).
  • Thâm mụn do còn nhân ẩn bên trong: thường bạn sẽ thấy nốt mụn và vùng da tổn thương vẫn đỏ sưng và hầu như không thấy đầu mụn hay nhận mụn, nhìn mụn này như bị chai và kéo dài rất lâu. Vì một số nguyên do, nhân mụn không đẩy lên được bề mặt khiến vùng này không phục hồi, da tổn thương chịu tác động của ánh nắng khiến sau một thời gian điều trị, để lại vết thâm rất lâu và thường theo từng mảng.

2/ Cách ngừa thâm mụn

Để trị thâm mụn, cách tốt nhất là NGỪA THÂM bằng cách chăm sóc mụn đúng cách, bạn chỉ cần nhớ một số điều cơ bản như sau:

  • Không nặn mụn khi mụn chưa khô cồi. Để mụn nhanh khô, gom cồi nên sử dụng các sản phẩm chứa AHA/BHA hoặc Retinol.
  • Sau khi mụn mủ bị vỡ, nên lấy bông y tế nặn hết máu độc và dùng cồn hoặc nước muối sát khuẩn vùng mụn, khi mụn khô mày (qua 1 đêm) mới dùng kem mụn liên tục để diệt khuẩn.
  • Nên bôi kem ngừa mụn ngay cả khi mụn đã được làm sạch ít nhất 3 – 5 ngày sau đó để ngừa mụn tái lại, không lan các vùng bên cạnh.
  • Lấy mụn đúng cách, tránh gây tổn thương sâu, đặc biệt là khi dùng cây nặn mụn sai cách có thể gây ra vết thâm rất lâu.
  • Đối với mụn nội tiết hoặc nóng trong người, thường mụn lên sẽ viêm ngứa và không có nhân, các mụn này không được phép nặn cho đến khi mụn hết sưng và nhức, xuất hiện đầu mụn và cồi khô. Thường mụn này chỉ tấy rồi sau đó xẹp, nếu bạn rờ hay nặn sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập, trở thành mụn viêm hoặc mụn mủ tổn thương sâu, gây thâm rất lâu.
  • Nên xông hơi, tẩy tế bào chết trước khi nặn mụn giúp nhân mụn dễ lấy hơn.
  • Luôn đảm bảo cân bằng dầu nước trong quá trình làm sạch và trị mụn để tuyến bã nhờn không tiết quá nhiều mà da cũng không quá khô, như vậy da sẽ có sức đề kháng để diệt mụn tự nhiên khiến nốt thâm hạn chế.
  • Không rờ tay lên nốt mụn, đặt biệt là mụn đỏ hoặc viêm vì đầu mụn sẽ bị lấp, mụn bị chai nên nhân lẩn sâu trong da, hình thành vùng mụn ẩn và gây thâm rất lâu.
  • Nếu mụn ẩn nhiều, cần sử dụng các thành phần đẩy mụn để giúp mụn nhanh gom cồi và làm sạch dễ dàng, tránh khiến mụn trở thành viêm lan.

3/ Cách trị thâm sau khi đã trị mụn đúng:

  • Phục hồi tổn thương cho da bằng các thành phần giúp làm lành vết thương (tăng sinh collagen), ngăn không cho thâm mụn hình thành (vitamin B3 không cho melanin dẫn lên da hoặc vitamin C ức chế hình thành melanin).
  • Không thể thiếu thành phần ngừa mụn, làm khoẻ lớp màng bảo vệ và cân bằng hệ vi sinh trên da giúp da không bị tái mụn, đặc biệt giúp mụn mau khô cồi, mau lành.
  • Tẩy tế bào chết đều đặn, có thể thêm liệu trình tái tạo để tiến trình loại bỏ tế bào thâm diễn ra nhanh hơn. Nếu sử dụng AHA/BHA bạn cần cấp nước giữ ẩm kỹ để da cân bằng, các giải pháp tái tạo bằng thành phần lên men hoặc retinol sẽ giúp da giảm thâm mà không quá khô.
  • Chống nắng, hạn chế tác động của ánh nắng khiến các tế bào bị tổn thương vùng mụn tăng sinh hắc tố.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do vậy khi bị mụn bạn đừng hoảng hốt và thay đổi sản phẩm liên tục mà thay vào đó, hãy điều chỉnh cách chăm sóc da trị mụn phù hợp với chính làn da của mình để viêm mụn sẽ không còn là nỗi phiền muộn của bạn nữa.

 

Bài viết liên quan

ĐANG BẦU BÍ CÓ NÊN CHĂM DA

Bảo vệ làn da khỏe đẹp khi mang thai là điều rất được các mẹ bầu quan tâm. Không chỉ để làm đẹp cho bản

Add Your Heading Text Here