Tiết lộ tình trạng sức khoẻ qua vị trí mọc mụn

Khuôn mặt là tấm gương phản chiếu những gì đang diễn ra trong cơ thể. Đó là lý do vì sao mà việc “đọc hiểu” vị trí nổi mụn trên mặt lại có thể giúp bạn biết được nguyên nhân và cách điều trị.

1. Mụn ở trán

a. Nguyên nhân

– Sự tích tụ của các sản phẩm chăm sóc tóc, tạo kiểu tóc hay thường xuyên tiếp xúc với những vật dụng không được vệ sinh sạch sẽ như mũ bảo hiểm, băng đô…

– Mụn nhọt ở trán cũng thường được liên kết với hệ thống tiêu hóa và có thể là biểu hiện cho thấy bạn đang gặp khó khăn với việc tiêu hóa một số loại thực phẩm.

– Ngoài ra, vấn đề về gan, căng thẳng hoặc ngủ không đủ giấc, đúng giấc cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra vấn đề.

b. Lời khuyên

– Sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc không gây mụn, không làm tắc lỗ chân lông đồng thời chú ý làm sạch vùng da gần chân tóc mỗi khi rửa mặt.

– Vệ sinh các dụng cụ thường xuyên tiếp xúc với trán đều đặn.

– Tăng cường các loại thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa, cắt giảm đồ ăn gây khó tiêu, giữ tinh thần thoải mái, sinh hoạt điều độ.

2. Mụn ở phía trên lông mày

a. Nguyên nhân

– Khu vực phía trên lông mày được liên kết với túi mật và gan nên việc nổi mụn có thể là kết quả của việc các chức năng này hoạt động không tốt.

b. Lời khuyên

– Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn vặt, cắt giảm lượng chất béo trong chế độ ăn đồng thời tăng cường nạp thực phẩm lành mạnh.

3. Mụn ở vùng chữ T hoặc giữa lông mày

a. Nguyên nhân

– Căng thẳng, bụi bẩn, dầu thừa, tế bào chết tắc nghẽn ở khu vực này có thể là một trong những nguyên nhân chính gây nổi mụn.

– Rượu, thuốc lá, thực phẩm nhiều mỡ, chất béo và chế biến sẵn cũng sẽ làm tăng thêm nguy cơ hình thành mụn ở giữa lông mày, đặc biệt là vùng chữ T.

b. Lời khuyên

– Chú ý làm sạch da cẩn thận, thử dùng sữa rửa mặt có khả năng hấp thụ dầu dư thừa và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.

– Cắt giảm các loại thực phẩm dầu mỡ, giàu chất béo

– Tăng cường đồ ăn lành mạnh, trái cây, rau quả trong bữa ăn hàng ngày đồng thời uống đủ nước.

– Tập thể dục và ngủ đủ giấc.

4. Mụn ở mũi

a. Nguyên nhân

– Sự tích tụ của da chết, bụi bẩn, dầu thừa.

– Ngoài ra, mũi cũng là khu vực được kết nối với tim và phổi nên nếu bị nổi mụn liên tục ở đây thì bạn cũng nên chú ý đến sức khỏe của những bộ phận này.

b. Lời khuyên

– Cắt giảm thực phẩm cay, thịt và muối.

– Tăng cường trái cây, rau và các loại hạt chứa nhiều chất béo tốt như omega-3 và omega-6.

– Trong trường hợp bị mụn liên tục, hãy thử kiểm tra huyết áp và mức vitamin B vì việc tăng lượng vitamin B có thể giúp chống lại sự bùng phát của vấn đề.

5. Mụn ở má

a. Nguyên nhân

– Dị ứng, ô nhiễm, tế bào chết tích tụ, tiếp xúc với vật dụng kém vệ sinh là một trong những nguyên nhân gây mụn ở má phổ biến.

– Mụn ở má phải có liên quan đến phổi và đường trong chế độ ăn uống còn mụn ở má trái thường có mối liên hệ với gan cùng những thực phẩm gây nóng.

Lời khuyên:

– Làm sạch sâu, loại bỏ da chết đều đặn để ngăn ngừa sự hình thành của mụn.

– Chú ý vệ sinh tay, vật dụng thường xuyên tiếp xúc với má (điện thoại, gối…) để ngăn chặn vi khuẩn sản sinh và lây lan.

– Với mụn ở má trái, bạn nên tăng cường nạp các loại thực phẩm mát như dưa leo, củ cải… đồng thời kiểm soát tốt căng thẳng.

– Với mụn ở má phải, tập aerobic, tập thở, hạn chế đồ ăn vặt, chứa nhiều đường, hải sản… là việc có thể sẽ giúp ích.

6. Mụn ở quanh miệng

a. Nguyên nhân

Khu vực quanh miệng được liên kết với cơ quan tiêu hóa như ruột và gan nên nếu bị nổi mụn thì nguyên nhân có thể nằm ở chế độ ăn uống, ăn kiêng.

b. Lời khuyên 

Cắt giảm thực phẩm cay, chiên đồng thời ăn nhiều chất xơ, trái cây, rau củ.

7. Mụn ở cằm hoặc xung quanh hàm

a. Nguyên nhân

– Sự thay đổi của hormone trong cơ thể là nguyên nhân phổ biến gây nổi mụn ở cằm hoặc vùng da xung quanh hàm.

– Căng thẳng và thói quen chăm sóc da cũng có thể góp phần vào sự hình thành hay thúc đẩy vấn đề này.

b. Lời khuyên

– Cân nhắc việc sử dụng các loại thực phẩm có khả năng điều chỉnh hormone tự nhiên (trà bạc hà, omega-3 có thể làm dịu những nốt mụn này).

– Xây dựng chế độ chăm sóc da phù hợp, hiệu quả, tránh những thói quen có thể khiến mụn trầm trọng hơn.

– Khám với bác sĩ có chuyên môn để được cung cấp phác đồ điều trị thích hợp.

*Nội dung được biên soạn bởi Chuyên gia Trị liệu da thẩm mỹ Hoàng Ngọc Mai

Bài viết liên quan

ĐANG BẦU BÍ CÓ NÊN CHĂM DA

Bảo vệ làn da khỏe đẹp khi mang thai là điều rất được các mẹ bầu quan tâm. Không chỉ để làm đẹp cho bản

Add Your Heading Text Here